Tiền gửi của người dân tại các ngân hàng giảm 2 tháng liên tiếp. Thị trường 22/11
2021-11-22 11:30:25
more 
795
Tiền gửi của người dân tại các ngân hàng giảm 2 tháng liên tiếp. Thị trường 22/11 © Reuters

– Thị trường Việt Nam khởi động tuần mới với một số tin tức: Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư Nhật Bản, số liệu do NHNN mới công bố cho thấy tiền gửi của người dân tại các ngân hàng đã giảm 2 tháng liên tiếp, trong bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp… Dưới đây là nội dung chính 2 thông tin đáng chú ý trong phiên giao dịch đầu tuần, thứ Hai ngày 22/11.

1. Tiền gửi của người dân tại các ngân hàng giảm 2 tháng liên tiếp

Số liệu về tiền gửi tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối tháng 9 từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy tính đến cuối quý III, tổng tiền gửi của khách hàng tại các TCTD đạt hơn 10,55 triệu tỷ đồng, tăng hơn 530 nghìn tỷ so với đầu năm, tương đương tăng 5,3%. Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ khách hàng doanh nghiệp khi tiền gửi của nhóm khách hàng này tăng hơn 380 nghìn tỷ, tương đương tăng 7,8%. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư tăng yếu, chỉ tăng thêm hơn 150 nghìn tỷ, tương đương tăng 2,9%.

Đáng chú ý, tiền gửi dân cư đã giảm 2 tháng liên tiếp tháng 8, tháng 9. Tiền gửi của người dân trong tháng 9 sụt giảm tới gần 1.500 tỷ đồng xuống còn hơn 5,291 triệu tỷ. Trước đó, trong tháng 8, tiền gửi của người dân cũng đã giảm gần 1.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, tiền gửi của doanh nghiệp có tăng trưởng khả quan hơn. Sau khi giảm gần 26.000 tỷ trong tháng 7, tiền gửi của nhóm khách hàng này đã tăng trưởng trở lại trong tháng 8, tháng 9. Đến cuối quý III, tiền gửi của tổ chức kinh tế tại ngân hàng đạt hơn 5,25 triệu tỷ đồng.

Có thể thấy, từ tháng 3 đến nay, tiền gửi của người dân tăng trưởng khá kém không có tháng nào tăng trên 0,5%, thậm chí có những tháng tăng trưởng âm. Đây là diễn biến chưa từng thấy những năm trước đây, bởi thông thường, tiền gửi của dân cư luôn tăng trưởng rất đều đặn, chỉ có thể giảm ở những tháng đầu năm do yếu tố mùa vụ Tết Nguyên đán.

2. Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư Nhật Bản

Các lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ ở Việt Nam đang ngày trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư Nhật Bản. Một dòng vốn lớn đang được đổ vào lĩnh vực này. Điều này có vẻ trái ngược với xu hướng đầu tư đang chậm lại vào các lĩnh vực sản xuất, vốn lâu nay là lợi thế của doanh nghiệp Nhật Bản.

Cả năm 2020, các doanh nghiệp Nhật chỉ đăng ký đầu tư vào Việt Nam gần 2,37 tỷ USD, trong đó đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần là gần 1,15 tỷ USD. Suốt cả năm ngoái, không có dự án quy mô lớn nào của Nhật Bản được cấp chứng nhận đầu tư.

Tuy nhiên, tình hình đã được cải thiện dần trong năm nay. 10 tháng qua, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam gần 3,4 tỷ USD, tăng 89,9% so với cùng kỳ. Dẫu vậy, sự tăng tốc mạnh mẽ này chủ yếu do có hai dự án lớn của Nhật Bản đã được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư kể từ đầu năm tới nay. Đó là Dự án Nhiệt điện Ô Môn II (vốn đăng ký 1,31 tỷ USD) và Dự án Nhà máy Sản xuất giấy Kraft Vina (vốn đầu tư 611,4 triệu USD).

Tuy vốn đầu tư từ Nhật Bản đang chậm lại, song trên thực tế, theo khẳng định của ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội), thì “vốn Nhật Bản vẫn đang vào Việt Nam”. Trên thực tế, dù không tăng mạnh, song nhà đầu tư Nhật cũng đang kiên trì thực hiện hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam. Điển hình là các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bán lẻ.

Vào tháng 5/2021, Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng, tổng vốn đầu tư 35 triệu USD, đã được khởi công xây dựng. Trong khi đó, Tập đoàn Sumitomo vẫn đang kiên trì với giai đoạn II của Khu công nghiệp Thăng Long (Hưng Yên), dù đang bị chậm tiến độ khoảng 1 năm do ảnh hưởng của Covid-19. Sumitomo cũng đang rốt ráo với Dự án Nhiệt điện BOT Vân Phong 1.

Còn Công ty TNHH Công nghiệp kính NSG Việt Nam, với 626 triệu USD vốn đầu tư, bên cạnh việc thúc đẩy hoạt động sản xuất 2 dây chuyền sản xuất đều có công suất 500 tấn/ngày tại Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng đang sẵn sàng cho dây chuyền 3, công suất 600 tấn/ngày, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2025…

Các doanh nghiệp Nhật Bản, trên thực tế, vẫn luôn đánh giá cao sức hấp dẫn của điểm đến Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam luôn trông chờ dòng vốn đầu tư có chất lượng của Nhật Bản.

Tính lũy kế cho đến nay, Nhật Bản đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam gần 64 tỷ USD. Để nỗ lực khơi dòng vốn Nhật Bản và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản, mới đây, Sáng kiến chung Việt - Nhật giai đoạn 8 đã chính thức được khởi động.

Hơn thế, một thông tin quan trọng khác là, nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 22 đến 25/11. Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng sẽ là cơ hội to lớn để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Statement:
The content of this article does not represent the views of fxgecko website. The content is for reference only and does not constitute investment suggestions. Investment is risky, so you should be careful in your choice! If it involves content, copyright and other issues, please contact us and we will make adjustments at the first time!

Related News

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。